Giấy carton là loại giấy vô cùng phổ thông được nhiều doanh nghiệp, cơ sở, điểm bán hàng sử dụng để đựng hàng hóa. Để khách hàng hiểu rõ hơn về loại giấy này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết tới bạn trong bài viết sau.
Mục lục
Giấy carton là gì?
Giấy carton hay còn có tên gọi khác là bìa cứng hay giấy bồi. Đây là một khái niệm dùng để sử dụng chỉ một loại giấy có độ dày, độ nặng khác nhau. Giấy carton được sắp xếp theo nhiều lớp tạo thành một bìa giấy cứng, trên bề mặt loại giấy này có thể có sóng hoặc nếp gấp.
Giấy carton là thành phần chính để tạo ra các loại thùng giấy để đóng hàng giúp quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng, ngoài ra hộp giấy carton còn để lưu trữ hàng rất tốt. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thùng carton khác nhau nhưng loại giấy carton gợn sóng được sử dụng phổ biến nhất.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn các loại giấy carton khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ về loại giấy này để chúng phát huy tối đa công dụng.
Cấu tạo của giấy carton
Giấy carton có cấu tạo rất đặc biệt, chủ yếu chúng được liên kết bởi những tờ giấy mỏng rất đơn giản nhưng lại tạo ra thành phẩm có độ cứng cao, có khả năng đựng nhiều đồ vật nặng. Bạn có thể bổ trợ thông tin về cấu tạo của giấy carton dựa vào thông tin dưới đây.
Có thể nói, giấy carton được cấu tạo từ 3 thành phần chính là: Giấy tái chế, Polyethylene và nhôm.
- Giấy được sử dụng làm giấy carton là loại giấy tái chế hoặc giấy làm từ bột gỗ là chính. Giấy tái chế hoặc giấy từ bột gỗ là thành phần chính để tạo lên giấy carton. Tuy nhiên, để sử dụng loại giấy này làm giấy carton người thợ cần xử lý rất kỹ, loại bỏ những tạp chất làm ảnh hưởng tới chất lượng giấy. Các loại giấy để sản xuất giấy carton cũng được phân loại theo cấp độ từ thấp đến cao tùy thuộc vào chất lượng giấy muốn làm ra.
- Polyethylene hay còn được biết đến là chất PE hay Polyetylen, thực chất đây là một loại nhựa dẻo hữu cơ được làm ra từ phản ứng trùng hợp. Polyethylene có độ cứng nhất và độ dẻo nhất định nên có khả năng làm cho giấy carton được bền hơn. Mặc dù Polyethylene làm cứng giấy carton nhưng nó chiếm tỷ lệ khá thấp. Tùy thuộc vào chất lượng giấy sử dụng trước đó thì Polyethylene sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
- Nhôm là thành phần có lẽ được nhiều người biết đến, nhôm dễ bị oxy khi tác động với không khí và môi trường xung quanh. Trong sản xuất giấy carton nhôm chiếm thành phần nhỏ nhất nhưng nó giúp giấy carton khi sản xuất ra không bị ăn mòn. Ngoài ra, thành phần nhôm trong giấy carton rất quan trọng, nó giúp cho giấy không bị cháy trong nhiệt độ thường. Như vậy, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nhôm lại đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất giấy carton. Khi nhắc đến thành phần nhôm trong sản xuất giấy chắc ai cũng rất ngạc nhiên về công dụng của nó.
Cấu trúc của giấy carton
Độ dày của giấy và tỷ lệ thành phần là yếu tố hình thành cấu trúc của giấy carton, nên người ta có thể phân chia cấu trúc như sau:
Cấu trúc dựa vào độ dày của giấy
- Với các loại giấy carton thông thường sẽ có 1 lớp giấy và 1 lớp sóng, thực chất cấu trúc giấy sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ dày của giấy.
- Cấu trúc của giấy carton còn phụ thuộc vào từng lớp sóng. Trên thị trường có 4 loại sóng phổ biến là sóng A, B, C và E. Mỗi một loại sóng sẽ có chất lượng khác nhau tạo nên chất lượng giấy khác nhau.
- Nếu muốn giấy carton cứng, bền và dai để đóng gói những mặt hàng nặng thì có thể kết hợp nhiều loại sóng khác nhau.
4 loại sóng phổ biến
- Sóng A: Có độ cao 4.7mm, 30cm giấy có 33 bước sóng, có khả năng phân tán lực tốt.
- Sóng B: Có độ cao 2.5 mm, 30cm giấy có 47 bước sóng, có khả năng chịu lực nặng.
- Sóng C: Có độ cao 3.6 mm, 30cm giấy có 39 bước sóng. Ưu điểm của sóng C là sự kết hợp giữa sóng A và B vừa có khả năng phân tán lực, vừa có khả năng chịu lực.
- Sóng E: Có độ cao thấp nhất là 1.5 mm, 30cm giấy có 90 bước sõng. Sóng E có khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên khá mỏng chỉ phù hợp đóng gói hàng hóa.
Cấu trúc bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ các thành phần trong giấy
Chất lượng giấy carton có tốt hay không tùy thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ thành phần tạo lên. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, tỷ lệ thành phần giấy sẽ là khác nhau:
- Giấy thông thường giấy carton có tỷ lệ là: Thành phần giấy (74%), Polyethylene (22%), nhôm (4%). Đây là tỷ lệ chuẩn giúp cho giấy carton có thể tồn tại ở trong môi trường với nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, nếu muốn đựng các hàng hóa nặng trong môi trường đặc biệt hơn thì cần thay đổi tỷ lệ.
- Trong môi trường có nhiệt độ nhỉnh hơn thì tỷ lệ sẽ là: Thành phần giấy (80%), Polyethylene (16%), nhôm (4%).
Ở nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ Polyethylene và giấy cần giảm xuống, đồng thời tăng tỷ lệ nhôm giúp giấy không dễ bị ăn mòn.
Phân loại các loại giấy carton
Giấy carton trên thị trường có rất nhiều loại, hầu như người ta phân loại giấy carton dựa vào số lớp được hình thành. Giấy carton có càng nhiều lớp thì độ cứng càng cao và ngược lại. Có các loại carton như: carton 3 lớp, carton 5 lớp, carton 7 lớp và một số loại carton khác.
Giấy carton 3 lớp
Dường như tên gọi của loại giấy này đã định nghĩa hoàn toàn chất lượng của nó, loại giấy này có 3 lớp giấy xếp thành. Thông thường loại giấy 3 lớp được sử dụng phổ biến nhất, nó bao gồm 1 lớp sóng ở giữa và 2 lớp bài phía ngoài. Trong đó, lớp sóng ở giữa sẽ được lựa chọn giữa 4 lớp sóng phổ biến trên thị trường hiện nay (tùy thuộc vào chất lượng giấy).
Giấy carton 3 lớp được ứng dụng để làm thùng carton đóng hàng rất nhiều, các loại hàng hóa có thể sử dụng thùng carton 3 lớp phải nhẹ hoặc vừa, đối với những mặt hàng nặng không thể đựng trong thùng carton 3 lớp. Trọng lượng hàng hóa càng lớn thì càng đòi hỏi thùng carton có nhiều lớp hơn, dày hơn và chất lượng hơn.
Lớp sóng được sử dụng trong thùng carton 3 lớp chủ yếu được sử dụng là sóng B hoặc sóng C, tương ứng với các kích thước như sau:
- Sóng B kích thước: 20x15x10cm
- Sóng C kích thước: 35x25x20cm
Giấy carton 5 lớp
Giấy carton 5 lớp tương tự với giấy carton 3 lớp, nó được cấu tạo từ 5 lớp giấy bao gồm: 2 lớp giấy thường, 2 lớp sóng trong và 1 lớp giấy mịn phủ trên bề mặt. Lớp sóng ở giữa của loại giấy này được cấu tạo từ 2 lớp giấy sóng xen kẽ nhau bao gồm 1 lớp sóng thấp và 1 lớp sóng cao (AB hoặc BC).
Có sự khác biệt giữa các sóng giấy trong giấy carton chính là khi sản xuất người thi công phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chúng carton 5 lớp sẽ có độ dày gấp 2 hoặc gấp 3 lần giấy carton 3 lớp.
Giấy carton 5 lớp có phần sóng cao ở giữa mục đích là để phân tán lực lên thành hộp, khi đó hộp sẽ không phải chịu quá nhiều lực một lúc để nó có khả năng đựng được số lượng sản phẩm lớn. Bên cạnh đó, sóng thấp sẽ được đặt ở phía ngoài để cản tác động lực vào sâu bên trong hộp. Thùng carton 5 lớp thường được sử dụng được các đồ có khối lượng lớn như: đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị máy móc,… mà không lo đổ bể.
Giấy carton 7 lớp
Giấy carton 7 lớp là loại dày nhất, được cấu tạo từ 4 lớp giấy thường và 3 lớp giấy sóng tạo thành 7 lớp giấy. Sóng được sử dụng phía trong thùng giấy carton 7 lớp thường là BCE, hay sử dụng các cách kết hợp sóng khác. Giấy carton 7 lớp rất dày nên có tính ứng dụng cực cao, ngoài đựng các loại hàng hóa cồng kềnh có khối lượng và kích thước lớn thì giấy carton 7 lớp còn được sử dụng làm mô hình, đồ handmade giất, nội thất giấy hoặc các vật dụng khác để trưng bày.
Tuy nhiên, giá thành của loại thùng giấy carton 7 lớp cao hơn hẳn so với 2 loại trên nên bạn cần cân nhắc thật kỹ về nhu cầu tài chính khi sử dụng.
Một số loại giấy carton khác
Bên cạnh các loại giấy carton là: Giấy carton 3 lớp, giấy carton 5 lớp, giấy carton 7 lớp mà còn có hai loại giấy carton khác mà ít người biết đến là giấy carton 2 lớp và carton 9 lớp.
Thành phần và cấu trúc của 2 loại giấy carton kể trên cũng tương tự giống với các loại giấy carton khác. Đặc biệt, đối với giấy carton 2 lớp thì sẽ có 1 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng, carton 9 lớp thì gồm 5 giấy thường và 4 sóng.
Hai loại giấy carton này ít được sử dụng vì, giấy carton 2 lớp quá mỏng còn giấy carton 9 lớp thì quá dày. Giấy carton 2 lớp chỉ được sử dụng để lót hàng hóa hoặc bọc hàng hóa chứ không thể làm thành thùng giấy vì nó quá mỏng.
Loại giấy carton 9 lớp ít được sản xuất và sử dụng tại Việt Nam, nó chỉ được sử dụng với một số ngành nghề đặc thù nên rất ít dực mọi người chú ý.
Quy trình để sản xuất giấy carton
Mặc dù giấy carton là loại giấy phổ biến tuy nhiên để sản xuất ra loại giấy này cần có nhiều công đoạn khác nhau, mọi công đoạn đều chặt chẽ nghiêm ngặt: Chọn nguyên liệu sản xuất, làm sóng giấy, cán và phủ mặt giấy, cắt giấy,…
Bước 1: Chọn nguyên liệu sản xuất
Có thể nói đây là một khâu quan trọng để quyết định đến chất lượng bìa giấy carton, nguyên liệu đầu vào cần có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu tốt. Thông thường các cơ sở sản xuất giấy carton sẽ có 2 đầu nguyên liệu để lựa chọn đó là: Nhập từ xưởng sản xuất hoặc tự sản xuất. Tuy nhiên, tự sản xuất nguyên liệu thường được áp dụng đối với các cơ sở lớn có đầy đủ điều kiện đạt chuẩn.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất ít đơn vị sản xuất giấy carton tự sản xuất nguyên liệu vì sự phức tạp và rất mất thời gian. Các xưởng sẽ nhập giấy từ các thị trường nước bạn: Hàn Quốc, Thái Lan,… lượng nguyên liệu được cung cấp sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Làm sóng giấy
Chạy sóng giấy sẽ được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng vì sóng giấy sẽ quyết định đến chất lượng giấy carton. Quá trình chạy sóng giấy cần đảm bảo kỹ lưỡng, giám sát nghiêm ngặt tránh để gặp những sai sót không đáng có. Giấy sẽ được cho vào máy dập sóng và lựa chọn cài đặt tùy thuộc vào chất lượng giấy muốn sản xuất.
Bước 3: Cán và phủ mặt giấy
Cán và phủ mặt giấy là bước quan trọng để quyết định đến chất lượng thành phẩm. Quá trình cán giấy sẽ giúp các lớp sóng giấy được liên kết với nhau đồng thời các phần giấy phía ngoài sẽ bám dính hơn. Bước này cần làm thật kỹ để đảm bảo các lớp sóng giấy và phần giấy đảm bảo liên kết chặt chẽ. Điều quan trọng nhất của bước này chính là cân đo được lực cán để các lớp liên kết với nhau chắc chắn.
Liên kết giữa các lớp giấy carton là sử dụng liên kết hidro, nó sẽ giúp các lớp giấy tạo thành một thành phẩm giấy tốt nhất. Máy cán sẽ giúp cho ra thành phẩm nhất quán, đảm bảo thời gian nhanh chóng, đúng tiến độ.
Bước 4: Cắt giấy
Bước cuối cùng của quy trình sản xuất giấy carton chính là cắt giấy, từng bìa giấy lớn nhỏ sẽ được cho vào máy cắt. Quá trình này có thể sẽ tạo được thùng carton như ý muốn.
Như vậy, quá trình để sản xuất giấy carton phụ thuộc rất nhiều vào máy móc, hầu hết không phải tiến hành làm thủ công. Điều này sẽ giúp đảm bảo được tiến độ công việc, rút ngắn thời gian lao động cùng với đó là không mất quá nhiều sức người.
Quy trình để tái sản xuất giấy carton
Bên cạnh tạo mới giấy carton còn có cách sản xuất khác chính là tái chế giấy carton, phương pháp này được nhiều cơ sở áp dụng vì giá thành rẻ hơn khi làm mới, đồng thời bảo vệ môi trường tốt.
Bước 1: Thu gom giấy đã sử dụng
Giấy đã qua sử dụng được thu gom từ nhiều địa điểm khác nhau và tập hợp thành từng kiện giấy lớn. Sau đó sẽ được phân loại, chia thành từng kiện nhỏ và vận chuyển tới nhà cơ sở tái chế giấy carton.
Bước 2: Nghiền giấy thành bột
Giấy sau khi chọn lọc sẽ được cho vào cũng nước và tiến hành nghiền. Quá trình nghiền giấy sẽ giúp loại bỏ được polyethylene và nhôm ra khỏi thành phần giấy. Sau đó, giấy tái chế sẽ được tiếp tục lọc các tạp chất khác. Giá thành của giấy sẽ phụ thuộc vào quá trình nghiền giấy, nếu giấy được lọc kỹ các thành phẩm sẽ đắt hơn so với giấy có chứa nhiều tạp chất khác.
Bước 3: Làm thành giấy cuộn
Bột giấy sau khi hoàn thành sẽ được tạo thành giấy bìa dạng cuộn, loại giấy này khá cứng và có thể sử dụng để sản xuất thành giấy carton.
Bước 4: Sản xuất giấy carton
Sau khi tạo thành những cuộn giấy carton thô giấy sẽ được tiến hành chạy sóng giấy, cán giấy, phủ mặt giấy như sản xuất giấy carton thông thường.
Mặc dù các công đoạn của tái chế giấy carton có phức tạp hơn tuy nhiên vì là tái sử dụng giấy cũ nên giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Giấy carton có ưu và nhược điểm gì?
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của giấy carton mà bạn nên biết:
Ưu điểm
- Giấy carton sẽ dàng tạo hình thành các khối khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Ngoài tạo thành thùng carton thông thường còn có thể tạo thành thùng carton dán, gài, ghim.
- Giá thành cực rẻ nên rất dễ sử dụng.
- Giấy carton được cấu tạo từ những lớp sóng đặc biệt nên có khả năng phân tán lực cực tốt giúp nên giúp bạn chứa hàng hóa nặng.
- Khả năng in ấn lên phía ngoài bìa giấy carton cũng đơn giản cho lên thành phẩm độc đáo, nhiều màu sắc.
- Trọng lượng của giấy carton rất nhẹ lên có thể vận chuyển linh hoạt.
- Có khả năng bảo vệ sản phẩm phía trong tốt, tránh được những tác động của mưa và ánh nắng mặt trời.
- Tính ứng dụng cao dễ mua hoặc in ấn.
6.2 Nhược điểm của giấy carton
- Giấy carton dễ bị phân hủy khi gặp ẩm mốc rất dễ bị mủn nên không thể lưu trữ lâu. Nếu để trong một khoảng thời gian dài giấy carton cũng có thể tự phân hủy.
- Giấy carton dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao.
- Giấy carton không thể tiếp xúc với nước.
Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy carton, chắc chắn rằng sau bài viết này bạn không còn thắc mắc và đặt ra câu hỏi “giấy carton là gì?”. Nếu bạn còn điều muốn giải đáp hãy liên hệ ngay với inandesign qua số hotline 0398 024 678 để được tư vấn. Inandesign chuyên in các ấn phẩm In Name Card – Danh Thiếp, in Tem Nhãn, In Standee, In Brochure chất lượng giá thành phải chăng.
- Những chất liệu standee phổ biến cần lưu ý khi in standee - 30 Tháng chín, 2022
- Kích thước voucher tiêu chuẩn, lưu ý in khi voucher - 1 Tháng chín, 2022
- Kích thước standee của từng loại standee phổ biến hiện nay - 31 Tháng tám, 2022